Cách trả lời ielts speaking part 2

     

Bài viết này cung cấp cấp cho bạn tổng hợp các Tip trong phần thi Speaking Part 2 vô cùng hữu ích kèm những mẫu câu hỏi cùng câu trả lời, các bạn tham khảo nhé.

Bạn đang xem: Cách trả lời ielts speaking part 2

Bạn có thể quan tâm:


1. Note ý

*
Tổng hợp Tips IELTS Speaking Part 2

Bạn có một phút để chuẩn bị và đây là khoảng thời gian quan trọng bạn nên tận dụng để có thể sắp xếp được ý. Giám khảo sẽ không chú ý về những gì bạn ghi chú mà chỉ có bài nói của bạn được đánh giá. Bạn nên luyện tập note nhanh và hiệu quả nhất có thể. Điều đó sẽ giúp bạn:

Phân tích sâu vào chủ đềSắp xếp ý cho mạch lạc (coherence)

Vì vậy, bạn nên:

Ghi chú không quá nhiều cho một ý, để còn thời gian cho những ý khác.Chỉ viết ý tưởng và từ vựng cho phần nói chứ không viết thành câu hoàn chỉnh. Điều này vừa tiết kiệm thời gian và vừa giúp bạn luyện tập phản xạ làm câu nhanh (khi luyện tập).Sử dụng mũi tên để ghi nhớ ý tưởng theo thứ tự đã chuẩn bị, tránh trường hợp bạn có thể quá run và nói sai thứ tự, khiến bài không được mạch lạc.

2. Opener

Opener là những câu mở đầu cho bài nói “describe” của bài. Bạn nên “bỏ túi” một số mẫu câu sau đây để không mất thêm thời gian suy nghĩ, mà chỉ cần chú ý vào nội dung chính của mình

I would like to tell you about ABC that I know very well and that person/ item/ place is…I have/had several ABC who/which are/were but one/ the one that stands out / I am really keen on is…

3. Paraphrase chủ đề được cho

Với chủ đề được cho, nếu có thể hãy paraphrase lại như một cách thể hiện bạn hiểu rõ chủ đề đó là gì và cũng là một cách ghi điểm về từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp với giám khảo.

Ví dụ:

? Describe a person who is good at his or her job.

-> I know a lot of great people, luckily, but the one I would like to talk about today is my mother who always perform amazingly in nearly every task.

4. Thời gian

Vì có thời gian giới hạn cho phần nói của bạn, nên bạn cần phải chú ý, nói đủ ý và đúng thời gian. Khi bạn nói quá ít, giám khảo buộc phải hỏi bạn thêm và điều này làm bạn có thể bị mất điểm. Tương tư, việc bạn nói quá dài mà vẫn chưa xong các ý chính của topic thì bị ngắt lời cũng không mang lại kết quả khả quan.

Để có thể đảm bảo yếu tố về thời gian, khi luyện tập, các bạn nên tập bấm giờ cho bạn nói của mình.

5. Quyết định nên nói những ý gì một cách nhanh chóng

Vì bạn chỉ có 60 giây để chuẩn bị cho bài nói 2 phút của mình, nên việc quyết định trong tích tắc mình sẽ nói gì rất quan trọng. Bạn nên nhớ rằng giám khảo chấm điểm bạn về khả năng phản xạ về ngôn ngữ chứ không phải về sự thật hay kiến thức nên không quá quan trọng việc nội dung bạn nói là gì, quan trọng là bạn nói có đúng hay không mà thôi.

Để phản xạ nhanh, đầu tiên bạn nên luyện tập tự trả lời nhanh một số câu hỏi đời thường bằng tiếng việt, sau đó dần dầm chuyển sang tiếng anh và những chủ đề khó hơn.

6. Hỏi lại giám khảo

Khi giám khảo đưa chủ đề cho bạn để đọc và chuẩn bị, hãy cố gắng đọc nhanh và hiểu chủ đề, nếu bạn vẫn chưa rõ, hãy mạnh dạn hỏi lại giám khảo để được giải đáp rõ, tránh việc lạc đề.

Ví dụ một số câu hỏi yêu cầu giám khảo giải thích giúp bạn:

By ABC, what does it mean? Is it X or Y?Could you please tell me what does ABC mean exactly?I’m little confused by the word/phrase ABC. Could you please clarisy it for me?

7. Trả lời theo các câu hỏi gợi ý

Mỗi topic dường như đều có các câu hỏi gợi ý đi kèm để giúp thí sinh dễ triển khai ý hơn. Với một chủ đề dễ, có thể bạn sẽ không cần đến những câu hỏi đó. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn gặp một chủ đề không quen thuộc, các câu hỏi gợi ý đó sẽ là cứu cánh cho bạn để có thể nghĩ ra ý tưởng cho bài nói và không bị lạc đề. Ngoài ra trong quá trình nói, các câu hỏi gợi ý cũng giúp bạn nói đúng thứ tự ý tưởng một cách logic, tránh việc bạn nhớ ý gì thì nói ý đó một cách lộn xộn.

8. Cố gắng tạo mạch thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai

Việc tạo mạch thời gian như vậy giúp bạn không những có thể nói đủ thời gian yêu cầu, nói đủ ý mà bài nói của bạn có sự hợp lý, xuyên suốt và hấp dẫn hơn.

Ví dụ: When I was a teenager. I had never been to London before, and it was great to share that experience with my school friends. (past) <….>

Today, I’m still impressed by the fact that it is historic but modern and thriving at the same time. It always seems to me to be such a lively, fashionable and cosmopolitan place. (present)

Coming from a relatively small town, the experience made me keen to visit more capital cities in the future. (future)

9. Introduction – Past – Description – Opinion – Future

Sau khi trình bày chủ đề mình sẽ nói (Introduction hay Opener như đã nêu ở mục số 2), bạn có thể sử dụng các từ như “Anyway” hay “anyhow” để chuyển sang diễn giải những trải nghiệm của bạn trong quá khứ liên quan đến chủ đề đã cho. Sau đó, bạn có thể sử dụng các cấu trúc như sau để nói về quá khứ (Past):

Used to + V-bare: đã từng làm việc gì đó và bây giờ đã chấm dứt.Would/could + V-bare: diễn tả thói quen trong quá khứ

Tiếp theo, bạn chuyển sang miêu tả / giải thích chi tiết hơn về topic. Đây là lúc bạn nên cố gắng sử dụng nhiều từ vựng liên quan đến topic nhiều nhất có thể. Bạn có thể sử dụng các câu như “So now let me tell you about X in a little more detail” để chuyển sang phần Description này.

Kế đến là phần Opinion, phần này giúp bạn có thể diễn tả cảm xúc và cảm nhận của mình hoặc có thể so sánh đối tượng trong topic. Bạn có thể sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp trong phần này để ghi điểm. Một số câu có thể sử dụng như:

I must admit, I think….If you ask me, I would say…In my view,….

Cuối cùng, để chuyển sang phần Future, bạn có thể bắt đầu bằng các vế sau:

With regards to the future,Later on,In the near future,….

Và một số các cấu trúc ngữ pháp như:

Present continuous: nói về những sắp xếp / sự việc gần như chắc chắn sẽ xảy ra.Be going to : nói về những dự định / kế hoạch tương laiWill / won’t: những dự đoán hay ước mong trong tương lai

10. Mô tả một cách chi tiết

Như đã trình bày ở trên, việc mô tả chi tiết là khá quan trọng để không những có thể diễn đạt được đủ ý mà còn có thể ghi điểm bằng một số cấu trúc ngữ pháp hay từ vựng theo chủ đề.

Xem thêm: Cách Làm Chả Cá Thu Hải Phòng, Đề Xuất 11/2021 # Thơm Ngon Đúng Điệu # Top Like

Vì vậy, bạn nên luyện tập phân tích kỹ một vấn đề chứ không phải chỉ trả lời câu hỏi suông.

11. Trình bày quan điểm cá nhân

Vì câu hỏi ở part 2 vẫn là những thông tin cá nhân liên quan đến bản thân bạn. Do đó, việc nêu được cảm nhận cá nhân của bản thân sẽ gây ấn tượng nhiều hơn.

Ví dụ:

I’d like to see ‘Spectre’ at the cinema becauseI’m sure it will be full of action scenes and special effects, and I like the fact that Bond’s missions always take place in spectacular locations in different parts of the world. Of course Bond films are totally unrealistic, you could even say ridiculous. But they’re always fast, entertaining and fun, a bit like a roller-coaster ride!

12. Ngữ pháp

Trong part 2, bạn có thời gian để chuẩn bị bài nói cho mình, vì vậy bạn không nên để sai những lỗi ngữ pháp cơ bản để tránh mất điểm như:

Các thìPhù hợp giữa chủ ngữ và động từSố ít và số nhiều

13. Từ vựng

Tương tự như ngữ pháp, bạn cũng có thời gian chuẩn bị cho những từ vựng liên quan đến chủ đề được cho, và giám khảo cũng kỳ vọng vào việc bạn sử dụng chúng như thế nào. Vì vậy, khi luyện tập, bạn nên luyện tập theo chủ đề để có thể ghi nhớ các từ ngữ nào dành cho topic nào. Các topic phổ biến như:

Leisure timeTransportationTourismSocietyFamilyWork / EducationFoodTown and countryPetsArt and cultureArchitectEvents

14. Tự tạo những câu hỏi gợi ý để có thể mở rộng ý tưởng

Ngoài những câu hỏi gợi ý luôn có trong mỗi đề, bạn nên tự nghĩ thêm các câu hỏi để giúp mình có thêm ý tưởng cho bài nói. Các câu hỏi như what, where, when, why, how (long, much/many…), who/whom sẽ giúp bạn bổ sung được ý.

15. Luyện tập 6 chủ điểm chính

Mô tả vật (món quá, đồ vật mà bạn sử dụng, v.v…)Mô tả người (người mà bạn sử dụng, một thành viên trong gia đình v.v…)Mô tả một sự kiên (một lễ hội festival, hoặc một ngày kỷ niệm v.v…)Mô tả một hoạt động (sở thích v.v…)Mô tả một địa điểm (nơi bạn đã từng đến v.v…)Mô tả một sở thích (đọc sách, bộ phim yêu thích, v.v…)

Các chủ điểm chính tức là các dạng câu hỏi thường gặp nhất, bạn nên luyện tập theo chủ điểm song song với chủ đề để có được sự chuẩn bị hiệu quả nhất vì một chủ điểm có thể áp dụng cho nhiều đề khác nhau.

16. Phong cách nói tự nhiên

Dù bạn có luyện tập và chuẩn bị kỹ lưỡng (ý tưởng, cấu trúc ngữ pháp, pronunciation) thì phần nói của bạn có thể vẫn bị đánh giá không tốt nếu như phong cách nói của bạn không được tự nhiên. Không được tự nhiên nghĩa là bạn không trả lời câu hỏi như đang trò chuyện hằng ngày bằng một ngoại ngữ mà chỉ như đang trả bài. Giám khảo đánh giá thấp điều này vì họ cho rằng việc nói như thuộc bài không thể hiện khả năng bạn thành thạo đối với tiếng Anh.

Bạn nên chăm chỉ xem phim, TV show của nước ngoài để có thể tiếp xúc và tập luyện được phong cách nói chuyện thực tế của người bản xứ thông qua:

Ted talk videosNetflix (documentary films)

17. Make up some ideas

Việc trả lời đúng thực tế hay cảm nhận của bạn hay không không quan trọng, điểm mấu chốt trong phần thi speaking là bạn trả lời được và tốt câu hỏi. vì vậy, khi cần thiết, hãy “bịa” một số câu trả lời nếu như bạn không có kiến thức về lĩnh vực đó hoặc chưa từng trải nghiệm qua. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Nghĩ về người mà bạn nghĩ là sẽ biết về lĩnh vực đó và cố dự đoán xem họ sẽ trả lời câu hỏi như thế nàoNghĩ về bản thân – gia đình/bạn bè – xã hội (theo thứ tự) sẽ bị ảnh hưởng như thế nào hoặc phản ứng ra sao về vấn đề được nêu trong câu hỏi, từ đó bạn sẽ dễ có ý tưởng để phát triển hơn.

Ngoài ra, dù bạn có ý tưởng trả lời riêng nhưng dường như bạn khó có thể diễn đạt tốt, bạn hãy chọn cách “bịa” ra một câu trả lời khác dễ diễn đạt hơn.

Ví dụ:

? Do you think that having a lot of money is the most important thing?

-> Dù bạn nghĩ là không, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó diễn đạt theo hướng đó thì hãy chuyển ngay sang ý “có”, đừng tự làm khó bản thân và đưa mình vào ngõ cụt.

-> I believe that everyone would say yes and to be honest, I am no exception. People do not want to admit it just because they do not like to be judged as a greedy person. But it’s not. Money can offer us a lot of opportunities to not only improve our lives but also others. For example, you can organize an event to raise fund to help homeless people or orphans. Also, psychologically, having such a fortune enables some people to feel more secured.

18. Bài nói mẫu

Describe a TV programmer or channel that you enjoy watching regularly.– What it is called and what is it about?– When do you usually watch it?– Why do you prefer it to other programmers or channels?

There are tons of new kinds of entertaining ways everyday such as e-books, vlogs and some sharing – music platforms but TV shows still stand out in the crowd. (introduction)

I used to watch traditional television channels a lot when I was younger. I found that every program had such a unique appealing trait.(past). But to be honest, nowadays, I rarely turn on my TV. I much prefer searching for interesting programmers or videos online since there have been more and more talented people who can make videos in such an intriguing ways than before. (present). So, although it’s not a normal TV channel or programmer, I think is kind of a modern version of a TV channel. It’s called TED, which stands for ‘Technology, Entertainment, Design’, and it’s a great place to watch short talks and presentations about all sorts of interesting topics.

The good thing about the videos on TED is that I can watch them whenever I want. (description). I tend to visit the website every few days to check whether there is anything new. I often watch TED videos on my phone while I’m travelling to work.

The reason I like watching online videos on TED is that I learn something new every time I watch one. Instead of watching meaningless soap operas and game shows on TV, I’d much rather spend 10 minutes watching someone talk about a breakthrough in technology, science or healthcare. (opinion)

In the near future, I strongly believe that this educational-informative kind of platform can be prevalent and thriving because of its continuously updating information function.(future)

Trên đây là các mẹo cho phần thi IELTS Speaking Part 2, Vietop mong bạn sẽ vận dụng thật tốt để đạt được kết quả mong muốn nhé.