Cô dâu đeo nhẫn cưới tay nào

     

Nhẫn cưới đại diện cho sự vĩnh hằng trong tình yêu, là kỉ vật tình yêu thiêng liêng không thể thiếu trong ngày trọng đại của mỗi cặp đôi. Nhiều cô dâu chú rể sắp đến ngày cưới rồi nhưng vẫn còn băn khoăn về việc đeo nhẫn cưới như thế nào là đúng. Trên thực tế, không có một quy định hay quy tắc nào về cách đeo nhẫn cưới. Vì điều này còn tùy thuộc vào phong tục ở mỗi vùng và quan niệm của mỗi cá nhân.

Bạn đang xem: Cô dâu đeo nhẫn cưới tay nào


*

1. Đeo nhẫn cưới tay phải hay tay trái?

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, các cặp đôi được phán “nam tả, nữ hữu”, tức đàn ông thì đeo nhẫn cưới bên tay trái còn phụ nữ thì đeo bên tay phải. Tuy nhiên, việc đeo nhẫn ở tay phải hay tay trái ngày nay không còn quá quan trọng, chỉ cần người đeo cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thuận tiện khi đeo là được.

Ngày nay, hầu hết nam giới và nữ giới đều chọn đeo nhẫn cưới ở tay trái bởi vì chúng ta sử dụng tay phải nhiều hơn, nếu tay phải đeo quá nhiều thứ sẽ không thuận tiện cho việc hoạt động, hơn nữa khả năng nhẫn bị rơi là rất cao. Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng, bàn tay trái có một mạch máu đặc biệt, gọi là mạch máu tình yêu. Nếu đeo nhẫn vào tay trái thì tình yêu mới bền vững và hạnh phúc suốt đời.

*
Ở nhiều quốc gia, nhẫn cưới đeo ở bàn tay trái là đúng nhất

2. Đeo nhẫn cưới ở ngón nào?

Từ xưa đến nay, ở các quốc gia bao gồm cả Việt Nam, đa số các cặp vợ chồng đều đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Ngón áp úp có một sợi dây thần kinh chạy thẳng lên tim, nên đeo nhẫn ở ngón này chính là tượng trưng cho sự kết nối giữa hai tâm hồn, hai cảm xúc, hai trái tim của hai con người yêu nhau. Không chỉ vậy, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay, nên nếu đeo chiếc nhẫn cưới ở đây sẽ giúp bạn có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.

Xem thêm: Cách Làm Điện Thoại Hết Đơ Cảm Ứng Với Dòng Androi & Ios, 5 Cách Xử Lý Khi Điện Thoại Samsung Bị Đơ

Việc đeo nhẫn ở ngón áp út cũng xuất phát từ quan niệm dân gian xưa: khi bạn úp hai lòng bàn tay vào nhau, gập ngón giữa hai bàn tay lại và áp sát vào nhau; sau đó từ từ mở hai bàn tay ra trong khi các đầu mút ngón tay vẫn chạm vào nhau. Bạn sẽ nhận ra một điều thú vị là các ngón tay khác đều có thể dễ dàng tách ra, chỉ trừ hai ngón áp út là không thể. Điều đó có nghĩa rằng tình yêu vợ chồng sẽ kéo dài bền lâu, son sắt và hạnh phúc nếu đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.

*
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út là đẹp nhất, kín đáo nhất bởi vì tình yêu và hạnh phúc cũng là sự kín đáo và tế nhị

3. Cách trao nhẫn cưới

Trong lễ thành hôn, chú rể sẽ là người đeo nhẫn cưới cho cô dâu trước. Cô dâu nhẹ nhàng đưa bàn tay của mình cho bạn đời, sau đó một tay chú rể đỡ tay cô dâu một cách nâng niu và tay còn lại đeo nhẫn vào ngón áp út trên bàn tay vợ mình. Tiếp đến, cô dâu cũng làm điều tương tự khi đeo nhẫn cho chú rể.

Không có bất cứ một nguyên tắc nào về việc đeo nhẫn cưới ở tay trái hay tay phải. Bởi vì vị trí đeo nhẫn không quan trọng bằng chính tình yêu chân thành mà hai người dành cho nhau.