Đất đỏ bazan ở tây nguyên

     
(PLVN) - Vùng đất đỏ bazan Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên đang được kỳ vọng trở thành trung tâm kinh tế - xã của cả khu vực. Với những điều kiện địa lý, tiềm năng tự nhiên, Đắk Lắk cũng được định hướng trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Tây Nguyên.
*
Đắc Lắk ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư điện gió.

Đắk Lắk chuyển mình cùng điện gió

Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Serepok và một phần của sông Ba, với khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, giàu tiềm năng và cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, du lịch, năng lượng...

Theo thống kế của các chuyên gia năng lượng, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 cả nước, đất đai màu mỡ, ít bị ảnh hưởng của bão, khí hậu phù hợp với sản xuất nông nghiệp đa dạng với quy mô lớn cũng như lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, Đắk Lắk có tiềm năng lớn về điện gió (tổng công suất dự kiến khoảng 1.400 MW), điện mặt trời (95 GWh/năm), điện sinh khối rất dồi dào, với năng lượng sinh khối từ bã mía (gần 8 triệu tấn), từ cuống sắn (2,5 triệu tấn)...

Bạn đang xem: Đất đỏ bazan ở tây nguyên

Để thực hiện định hướng này, Đắk Lắk đang xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, có sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư; Thúc đẩy khởi nghiệp tạo sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực giữa các khu vực kinh tế; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Đồng thời, địa phương cũng tích cực rà soát, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh, gọn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Với những tiềm năng và sự ưu đãi về cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã chọn Đắk Lắk để phát triển các dự án, nhất là dự án điện gió. Tính đến nay, đã có 47 dự án điện gió đăng ký đầu tư tại địa bàn tỉnh với tổng công suất khoảng 10.000MW.

Hiện, đã có 9 dự án đã được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất 755MW. Trong đó, có 8 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng và 1 dự án đã phát điện thương mại với tổng công suất 28,8MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 100 triệu kWh.

Theo Sở Kế hoạch & Đầu tư Đắk Lắk, với các dự án điện gió đang thực hiện, các bên liên quan tích cực hoàn thành các thủ tục liên quan đến dự án; thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật về đất đai…, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm thực hiện hoàn thành dự án.

Những dự án điện gió đầu tiên…

Trang trại phong điện Tây Nguyên là dự án điện gió đầu tiên ở Đắk Lắk cũng như khu vực Tây Nguyên đã vận hành phát điện. Đây là bước ngoặt trong lộ trình phát triển ngành điện gió cũng như khả năng làm chủ công nghệ phong năng và bức tranh chung kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên.

*
D

Dự án điện gió đầu tiên trên cao nguyên Đắc Lắk.

Trang trại phong điện Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng gió HBRE tại thôn 4, xã Dliê Yang, huyện Ea H’leo, chính thức thi công từ tháng 10-2017, với công suất 28,8 MW, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng và hoàn thành vào tháng 6/2019 (giai đoạn 1).

Sau khi thực hiện giai đoạn 1, từ nay đến năm 2022, Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng gió HBRE sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (công suất 110 MW) và giai đoạn 3 (300 MW). Hai giai đoạn này của dự án đang thực hiện thủ tục bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia.


Tiến độ đầu tư được đưa ra là hoàn thành các thủ tục pháp lý dự án để đủ điều kiện khởi công trước tháng 3, 4 năm 2021; Hoàn thành xây dựng, hòa lưới điện quốc gia trước tháng 10, 11/2021.

Hai dự án đầu tiên là Nhà máy Điện gió Cư Né 1 và Nhà máy Điện gió Cư Né 2 thực hiện tại xã Cư Né, huyện Krông Búk với tổng mức đầu tư khoảng 4.687 tỷ đồng. Dự án thứ ba là Nhà máy Điện gió Krông Búk 1 có tổng chi phí thực hiện 1.784 tỷ đồng, thực hiện trên khu đất 17,5 ha tại xã Cư Pơng, xã Chư Kpô, huyện Krông Búk. Dự án thứ tư là Nhà máy Điện gió Krông Búk 2 có sơ bộ tổng chi phí thực hiện 1.802 tỷ đồng, thực hiện trên khu đất 16,79 ha tại xã Cư Pơng, xã Chư Kbô, xã Ea Sin, huyện Krông Búk.

Điểm đến hút các nhà đầu tư

Có thể nhận thấy, với các dự án điện gió đã và đang thực hiện, Đắk Lắk đang dần trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió.

Xem thêm: Cách Tra Google Bằng Hình Ảnh Trên Google Cực Nhanh Chóng, Cách Để Tìm Kiếm Bằng Hình Ảnh Trên Google

Nhà máy điện gió Beta đầu tư tại các phường Đạt Hiếu, An Bình, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ), xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) và xã Ea Tul (huyện Cư M’gar), diện tích 10,9 ha, công suất 50 MW, tổng mức đầu tư 1.560 tỷ đồng.

Trong khi đó, Nhà máy điện Alpha VNM được đầu tư tại xã Ea Sol, Đliê Yang và Ea Hiao (huyện Ea H’leo), diện tích gần 6,5 ha, công suất 20 MW, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện 2 dự án này là 24 tháng kể từ thời điểm cấp quyết định chủ trương đầu tư, thời gian hoạt động 50 năm, được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu theo quy định.

Ngoài ra còn có dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam do Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (Trungnam Dak Lak 1 Wind Power) làm chủ đầu tư đang được triển khai thực hiện tại Đắk Lắk.

Dự án có công suất thiết kế lên đến 400 MW, có quy mô 84 trụ gió, kết hợp hệ thống 1,2km đường dây 500 KV cùng hệ thống mạng điện và giao thông công cộng phục vụ dự án và dân cư địa phương. Ước tính sản lượng điện năng sản xuất được của dự án là khoảng 1.1 tỉ kWh điện mỗi năm.

Dự án có quy mô được xem là một trong những quy mô lớn trong cả nước thời điểm hiện nay, trải rộng trên diện tích 6000 hecta địa hình đồi núi, xen lẫn khu vực chuyên canh nông nghiệp và sinh sống của bà con thuộc 3 xã Ea Nam, Ea Khal, Dliê Yang, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.

Theo nhận định của tỉnh Đắk Lắk, việc đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành khai thác các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió thời gian qua đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần ổn định đời sống người dân.

Bên cạnh đó, các dự án đã đóng góp phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk Lắk bổ sung nguồn điện ổn định cho hệ thống điện quốc gia khoảng 3,5-4 tỷ kWh/năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, các dự án năng lượng tái tạo, nhất là điện gió đã, đang và sẽ thực hiện góp phần đưa Đắk Lắk trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Tây Nguyên trong tương lai.