Đồi gió hú - emily bronte

     

Nổi lên giữa bức tranh của núi đồi, nhà thờ đổ nát, nông trang hoang tàn, của gió, của đá, của những con người chết yểu ấy là chân dung hai nhân vật chính, một tiểu thư đài các, xinh đẹp nhưng nổi loạn, một gã con hoang độc ác man dại, từ nhân hình đến nhân tính đã bị sự khinh miệt khổ cực và thù hận biến thành thú vật.

Bạn đang xem: Đồi gió hú - emily bronte


*

*

Đồi gió hú, câu chuyện cổ điển về tình yêu ngang trái và tham vọng chiếm hữu, cuốn tiểu thuyết dữ dội và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với một gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trình hiện lên trên cái nền những đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và ban sơ không kém gì chính tình yêu của họ.

Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn đến mức có thể giúp Heathcliff chịu những trận đòn roi mà tên quản gia Joseph thi hành từ người anh của Cathy. Đối với họ, “một trong những trò vui thích nhất là sớm chạy ra đồng hoang, và ở đó cả ngày, còn hình phạt sau đó chỉ là trò cười”. Quấn quýt bên nhau đến nỗi, niềm đau đớn nhất của Cathy không phải là không được đi lễ mỗi sáng ở nhà thờ, mà lại bị cấm túc, không được ở gần Heathcliff.

Mặc dù yêu quý Heathcliff, nhưng Cathy vẫn ý thức được rằng mình là người có địa vị khác. Trong mọi trò chơi, cô luôn muốn mình là bà chủ, chỉ bảo, thậm chí bợp tai “người hầu” do Heathcliff đóng. Chính địa vị xã hội của gia đình cô là một rào cản đến tình yêu hai người.

Biến cố dẫn đến bước ngoặt trong câu chuyện chính là kể từ khi Catherine được giữ lại ở nhà Linton. Càng ngày, cô càng xa cách với Heathcliff và gần gũi với đứa con trai chủ nhân của tháp Thrushcross – Edgar Linton. Trong thâm tâm, cô vẫn nghĩ đến việc ở bên và mãi mãi chỉ ở bên Heathcliff nhưng thực tế buộc cô phải cân nhắc một chọn lựa khác. Heathcliff bỏ nhà đi, mang theo nỗi hận thù với cả dòng tộc Earnshaw.

Đồi gió húmang trong mình một thiên tình sử bi ai thống hận đau đớn trải mấy đời. Giống như khoảng cách vời vợi từ trang trại Thrushcross đến tòa nhà mang tên “Đồi gió hú”, tình yêu điên cuồng của Heathcliff, tình cảm sâu đậm của Edgar dành cho nàng Catherine đáng thương cũng muôn trùng trắc trở như thế. Ban đầu Catherine sống rất hạnh phúc, cho đến khi Heathcliff quay trở lại với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt tất cả những ai đã ngăn cản mình đến với người yêu. Và bi kịch lúc này mới chính thức mở màn, kéo dài nỗi hận thù sang cả đời sau. Catherine mất sớm trong nuối tiếc, để rồi chính đứa con gái của nàng – Catherine Linton lại viết tiếp bi kịch của mẹ mình…

Gia đình, địa vị xã hội và ghen tuông tột độ cùng hủy diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó được tự do tái ngộ, khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi gió hú.

Xem thêm: Đồ Hoàng Kim Môn Phái Đường Môn, Trang Bị Hoàng Kim Môn Phái Đường Môn

*

Khi đến tay công chúng vào năm vào năm 1847, cuốn sách đã nhận được nhiều lời bình trái ngược. Không khó để lý giải tại sao khi ra đời, Đồi gió hú đã gây nên một cơn chấn động dữ dội đến vậy trong giới phê bình cũng như về phía độc giả. Bởi sau hai thế kỷ, sự mãnh liệt và cuồng dại của tình yêu, dục vọng, âm mưu, tội ác… vẫn còn khiến người đọc ngày nay phải ngỡ ngàng. Nổi lên giữa bức tranh núi đồi, nhà thờ đổ nát, nông trang hoang tàn, của gió, của đá, của những con người chết yểu ấy là chân dung hai nhân vật chính, một tiểu thư đài các, xinh đẹp nhưng nổi loạn, một gã con hoang độc ác man dại, từ nhân hình đến nhân tính đã bị sự khinh miệt khổ cực và thù hận biến thành thú vật.

Thành công của Emily Brontë, và cũng là điểm khiến độc giả đương thời khó chấp nhận bà, có lẽ là việc đã khắc họa sống động hai con người với lối suy nghĩ, hành xử và tình yêu đi ngược hoàn toàn với những chuẩn mực đạo đức đương thời. Emily Brontë, khi viết về tình yêu của họ, từ những ngày còn thơ bé lang thang bên nhau, đến khi bị chia cắt bằng cuộc hôn nhân của Catherine Earnshaw, và tới lúc được đoàn tụ bằng cái chết, không hề đứng trên quan điểm đạo đức thông thường để phán xét; trái lại, bà tập trung toàn bộ trí lực, tài năng, và niềm đam mê khác thường để miêu tả và phân tích những diễn biến tâm lý, những biểu hiện khác nhau của hai kẻ tình nhân luôn bị ám ảnh bởi những cảm xúc yêu đương điên dại, mãnh liệt.

Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi gió hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết về nỗi đam mê nồng cháy.

Đúng như những lời nhận xét của giới chuyên môn, Đồi gió hú của Emily Brontë là tác phẩm xuất sắc nhất, lôi cuốn nhất trong số những tác phẩm của ba chị em tài hoa nhà Brontë. Nếu như Jane Eyre của cô chị cả Charlotte Brontë chỉ là một câu chuyện lãng mạn, ngọt ngào về tình yêu đôi lứa, thì Đồi gió hú của Emily lại là một tác phẩm đầy bi thương và đau đớn, với những hận thù và lầm lỗi đeo bám suốt cả một đời người.

Emily đã viết Đồi gió hú bằng tất cả sự đam mê và tình yêu văn chương của mình. Mỗi trang sách của bà vừa hấp dẫn, vừa kịch tính, vừa ẩn chứa những bài học sâu xa về tình yêu, con người và cuộc sống. Đó chính là lý do vì sao qua bao thế kỷ, Đồi gió hú vẫn được độc giả yêu thích và đón nhận nồng nhiệt đến vậy. Có thể nói, đây là một tác phẩm không bao giờ cũ.

Nhà văn Virginia Woolf đã từng nhận xét rằng:

“Không có mấy lời văn về tình yêu thuyết phục hơn, bớt phần bi lụy hơn Đồi gió hú. Đây là câu chuyện về một đứa trẻ khốn khổ bị bỏ rơi đem lòng yêu con gái cha nuôi mình, cũng là câu chuyện về những hành xử hung bạo và khổ đau khởi nguồn từ những khát khao ngang trái họ dành cho nhau… Tựa như Emily Brontë có thể mở toang những gì thuộc về con người, và lấp đầy những khoảng trống không thể nhìn ra được bằng một luồng gió mạnh của cuộc đời.”

Và chính người chuyển ngữ cuốn sách, dịch giả Dương Tường cũng đã phải thốt lên: “Trên một thế kỷ này, diễn đàn thế giới vẫn còn nhắc tới Emily Brontë và tiểu thuyết Đồi gió hú, một viên kim cương trong kho tàng văn học Anh.”

Bản thân tôi rất thích cách chuyển ngữ của dịch giả Dương Tường, ông giữ được những nét đặc sắc của bản gốc, đồng thời những câu văn ông dịch cũng chứa đựng nhiều chiêm nghiệm, sâu sắc. Có người từng nói rằng nếu Dương Tường dịch một cuốn tiểu thuyết, nếu nó dở thì vấn đề hoàn toàn nằm ở độc giả. Điều này không sai chút nào, nội dung Đồi gió hú vốn đã u huyền và ám ảnh, vào tay ông, tác phẩm trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết.