Nghệ sĩ cải lương thanh nga

     

Cuộc đời và sự nghiệp của ” nữ hoàng sân khấu” nghệ sĩ cải lương Thanh Nga Nghệ sĩ Thanh Nga tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.

Bạn đang xem: Nghệ sĩ cải lương thanh nga

*
Cố nghệ sĩ cải lương Thanh Nga

Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của miền nam VNCH (luật sư). Bà có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

*
Thanh Nga – từng được mệnh danh là bà hoàng sân khấu thời ấy Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
Năm Nghĩa (cha dượng) Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha) Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn) Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn) Hà Linh (con trai) Bà bị sát hại cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại nhà ở đường Ngô Tùng Châu, quận Nhất (nay là đường Lê Thị Riêng) Thành phố Hồ Chí Minh<3>, được an táng tại nghĩa trang Chùa Nghệ sĩ.

Xem thêm: Hà Nhuận Đông Lữ Bố Hứng Chịu Nhiều Chê Bai Qua Các Thế Hệ Diễn Viên

*
Vẻ đẹp ‘vạn người mê’ của cố nghệ sĩ Thanh Nga một thuở.

Giải thưởng tiêu biểu

1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới) 1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya) 1984: Truy phong Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú 2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi “Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga” qua giọng đọc của Bạch Tuyết do Đạo diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng. 2015: Một con đường được vinh dự mang tên Bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, Quận 9, TP Hồ Chí Minh.

Các vai diễn nổi bật Cải lương Bé Nghi Xuân (trong vở Phạm Công – Cúc Hoa) Bàng Lộng Ngọc(trong vở Khói sóng tiêu tương) Bàng Quý Phi (trong vở Xử án Bàng Quý Phi) Bà mẹ cách mạng (trong vở Sau ngày cưới) Điêu Thuyền (trong vở Phụng Nghi Đình) Dương Thái Chân (trong vở Chuyện tình An Lộc Sơn) Diệu Thiện (trong vở Ni cô Diệu Thiện) Diệp Thúy (trong vở Đôi mắt người xưa) Dương Vân Nga (trong vở Thái hậu Dương Vân Nga) Lượm (trong vở Sông Dài) Kim Anh (trong vở Đời cô Lựu) Mía (trong vở Bọt biển) Nga (trong vở Bông hồng cài áo) Giáng Hương (trong vở Sân khấu về khuya) Hoa Mộc Lan (trong vở Hoa Mộc Lan tùng chinh) Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu (trong vở Gió ngược chiều) Hương (trong vở Nửa đời hương phấn) Quỳnh Nga (trong Bên cầu dệt lụa) Sơn nữ Phà Ca (trong vở Người vợ không bao giờ cưới) Tuyết Vân (trong vở Nắng sớm mưa chiều) Thanh (trong vở Tấm lòng của biển) Trinh (trong vở Con gái chị Hằng) Trưng Trắc (trong vở Tiếng trống Mê Linh) Uyên (trong vở Ngã rẽ tâm tình) Vân (trong vở Bóng tối và ánh sáng) Xuân Tự (trong vở Áo cưới trước cổng chùa) Xuyên Lan (trong vở Tiếng hạc trong trăng)

Ca cổ Quả tim bất diệt Hoa mua trắng Dưới bóng từ bi Lan và Điệp Hồi chuông Thiên Mụ Mái tóc thề Mưa rừng (Tác giả: Huỳnh Anh) Thành Đô ơi giã biệt Bông sen Người chồng lý tưởng

Phim ảnh Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là: Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy) Hai chuyến xe hoa Loan mắt nhung (vai Xuân – 1970) Mùa thu cuối cùng (1971) Bụi Phấn Hồng Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971) Lan và Điệp (vai Lan – 1971) Xa lộ không đèn (vai Liễu – 1972) Sau giờ giới nghiêm (vai Nhàn – 1972) Người cô đơn (1972) Nắng chiều (cô gái Huế) (1973) Triệu phú bất đắc dĩ (1973) Năm vua hề về làng (1974) Quái nữ Việt Quyền Đạo Thương muộn Tìm lại cuộc đời (1977)

Câu “Hồng nhan bạc mệnh” như dành riêng cho cuộc đời của cố nghệ sĩ Thanh Nga. Mặc dù ra đi ở tuổi đời còn rất trẻ nhưng tên tuổi và những đóng góp của bà vẫn còn mãi với thế hệ sau.