Những câu chuyện buồn về gia đình

     
Đi hết nửa chặng đường đời, trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, nhiều người mới nhận ra, gia đình là số một.
Theo dõi trên
*

Đôi khi, cứ mải miết chạy theo cuộc sống xô bồ, tấp nập mà nhiều người quên mất mình còn có một gia đình để quay về. Có người khi nhìn lại, cha mẹ, người thân vẫn ở đó chờ đợi, dang rộng vòng tay đón chào. Nhưng cũng có người, đến lúc thoát khỏi guồng quay cuộc sống, ngoái đầu nhìn về thì đã muộn vì hai chữ gia đình không còn trọn vẹn, kẻ ở, người đi.

Gia đình là số 1 (Ảnh minh họa)

Bởi vậy mà khi nghĩ về những kỷ niệm đáng nhớ cùng gia đình, mỗi người lại có một cảm xúc riêng. Người thì thấy vui vẻ, ấm áp, mãn nguyện, kẻ lại thấy cay đắng và nuối tiếc vì những điều chưa kịp làm hoặc chưa kịp nhận ra.

Bạn đang xem: Những câu chuyện buồn về gia đình

1. Tôi đi lấy chồng, lúc sinh con mẹ xuống ngủ cùng cả tháng trời. Cứ tối muộn mẹ xuống, thức cả đêm à ơi, ru cháu, sáng hôm sau rét căm căm, 5 rưỡi mẹ đã dậy giặt tã rồi mới về. Rau sạch, thịt sạch, mẹ mang xuống cho con, quần áo mẹ mua, chăn ga mẹ giặt. Ông bà ngoại quý cháu lắm nhưng luôn miệng nói: “Ở nhà, lúc nào ông bà nội cho lên mới được lên”. Bố mẹ đối xử với bên nhà chồng tôi hết sức tử tế và nhường nhin chỉ vì mong con gái có được cuộc sống yên ổn.

2. Được nghỉ học, ra vườn hái cà phê phụ mẹ, không may ngã từ trên cây xuống. Mẹ chạy lại xem cây cà phê rồi bảo: “Mày làm gãy cành to thế”, trong khi con gái mẹ đang bò lồm ngồm dưới gốc cây…

Có những người đến lúc lấy chồng, sinh con mới hiểu được tấm lòng cha mẹ (ảnh minh họa)

3. Ngày trước đi học ở Thủ đô, đón em trai xuống chơi vì muốn cho nó biết thành phố. Biết nhóc thích gà chiên, đưa đi ăn KFC mà trong túi chỉ có 50.000 đồng. Không đủ tiền mua một cái đùi gà đành mua thịt vụn chiên với một cốc nước ngọt. Vừa thấy tủi, vừa thấy thương thằng em lại thấy mình bất tài.

4. Hồi nhỏ, bố đi làm xa, mẹ ngày nào cũng đi chợ từ sáng sớm. Sáng nào cũng phải tự mình thức dậy cho đúng giờ, dẫn em đi gửi rồi mới đi học. Trưa về không có cơm canh chờ sẵn như bạn bè, phải tự mình nhóm bếp nấu cơm, hái rau ngót ở ngoài vườn nấu canh rồi chờ 12h trưa gà đẻ trứng mới có trứng rán. Một quả trứng mà không dám ăn hết vì còn phải phần cho mẹ đi chợ về có cơm ăn luôn. Cũng đã gần 15 năm trôi qua, bây giờ nghĩ lại thấy nó giống như một “kỳ tích”. Không ngờ bản thân lại có thể mạnh mẽ vượt qua những năm tháng nghèo khó như vậy.

5. Hồi nhỏ, tôi rất thích vẽ. Tôi vẽ không được đẹp lắm nên khi đem tranh khoe với mọi người toàn bị chê. Hồi ông nội còn sống, ông thường mặc kệ mọi người chê, vẫn đem tranh vẽ con chim, ngôi nhà, đồng ruộng… của tôi đi khoe với mọi người và luôn miệng khen: “Cháu tôi vẽ đẹp lắm”. Sau đó, ông đem tranh tôi vẽ dán lên tường và ghi dòng chữ ở dưới: “Cháu Linh tặng ông nội”!

Ông nội luôn yêu quý những bức tranh tôi vẽ, mặc kệ ai cũng chê nó xấu (ảnh minh họa)

6. Tắm xong, lười lấy đồ, kêu bố ra sân lấy quần giúp. Bố nói với mẹ: “Tui biết cái nào là quần của nó, tui chết liền”.

Xem thêm: Xem Phim Huyền Thoại Tím Tập 16, Huyền Thoại Tím

Lát sau, bố cầm vô cho cái quần của mẹ.

7. Ngày học đại học, tỏ tình với nhỏ bạn bị từ chối, buồn chán đến mức cắm đầu vào phim và game, bỏ cả học. Rồi một thời gian sau, thấy có lỗi với gia đình, quyết tâm gọi về cho mẹ lúc nửa đêm chỉ để nghe giọng mẹ và khóc. Sáng hôm sau, mẹ xuống Hà Nội, đem theo chỉ vàng và bảo: “Cầm lấy mà đeo, mẹ tiết kiệm mãi đó”. Mình đứng chôn chân, vừa thương mẹ vừa thấy xấu hổ về bản thân.

8. Hồi đó còn nhỏ lắm, mẹ biết tôi thích ăn bánh tráng trộn, mua về một suất hai mẹ con cùng ăn. Vài bữa sau mẹ nhập viện nhưng ba nhất quyết giấu không cho tôi biết tình hình của mẹ. Tôi hỏi thì ba chỉ nói “Mẹ không sao”, vì vậy bữa nào tôi cũng vui vẻ đi học. Rồi ngày đó, xe bệnh viện về tới nhà, người nằm trên xe là mẹ. Tim tôi như ngừng đập, chỉ biết khóc… mẹ không còn nữa… Mẹ ơi, giây phút này, con nhớ mẹ lắm!

Bát bánh tráng trộn là món quà cuối cùng của mẹ (ảnh minh họa)

9. Ngoại bảo, khi nào ngoại khỏe, được bác sĩ cho về nhà, Mi mua gỏi cuốn, củ mì cho ngoại rồi đi ăn kem với ngoại nữa nha. Ngoại còn bảo với dì, gần sinh nhật Mi rồi, đợi ngoại lãnh tiền dưỡng lão rồi ngoại cho Mi làm sinh nhật. Lúc Mi bệnh, ngoại đi bộ mua thuốc về cho Mi. Lúc đó, ngoại 85 tuổi.

10. Vài năm trước, nhà chẳng khá giả. Đi học xa nhà, cứ hơi lạnh tí là bố gọi điện hỏi đủ chăn chưa, mua áo rét không bố cho tiền. Giờ mùa đông vẫn lạnh mà bố chẳng còn. Hồi đó, đi học ham vui chẳng mấy khi về nhà. Có lần giận dỗi còn chặn cả số bố, bố gọi số khác cũng không nghe. Con gái hư vậy mà bố vẫn thương.