Sân chơi của tao luật của tao

     

Câu nói "Sân chơi của tao, luật của tao" của giáo viên Kim Tuyến - Trung tâm tiếng Anh MST có lẽ sẽ còn được nhắc đến rất nhiều và rất lâu sau nữa. Nhưng là để minh chứng cho một kiểu tư duy đã được dự báo là sẽ sớm lỗi thời. Ở đây không nhìn sự việc giữa cô Kim Tuyến và học viên theo mối quan hệ thầy - trò như cách chúng ta hay nghĩ tới mà là nhìn "khóa dạy tiếng Anh" là một loại sản phẩm, dịch vụ, còn "giáo viên tiếng Anh" là đại diện cho bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ.Bạn đang xem: Đây là sân chơi của tao

Vì sao lại là bên cung cấp và bên sử dụng? Thứ nhất, đây là trung tâm tiếng Anh cho người đã đi làm. Người học không chỉ đều đã trưởng thành mà hơn thế nữa, họ cơ bản có trong tay quyền hạn và công cụ để lựa chọn bất kỳ khóa học tiếng Anh nào, với giáo viên nào, ở trung tâm nào mà họ muốn. Chẳng ai có thể ép họ bỏ tiền, nếu họ không muốn.

Bạn đang xem: Sân chơi của tao luật của tao

Còn ở phía các doanh nghiệp, các trung tâm tiếng Anh, trước tiên phải khẳng định thị trường dạy Anh ngữ đang bùng nổ tại Việt Nam. Tốc độ phát triển về người học hằng năm có trung tâm đạt đến 50%. Hiệu suất sinh lời thì khỏi bàn, thấp nhất cũng 20%. Chẳng trách thị trường này hiện có 50 doanh nghiệp tranh phần với tổng cộng hơn 450 trung tâm, và con số vẫn tiếp tục tăng. Với một thị trường phát triển nhanh như thế, sự lỏng lẻo về chất lượng tuyển dụng giáo viên - đặc biệt ở tiêu chí nhân phẩm - cũng sẽ tỷ lệ thuận. Sẽ có một bộ phận giáo viên tại các trung tâm này có thể rất giỏi về ngoại ngữ, nhưng lại thiếu, hoặc yếu kỹ năng sư phạm. Hay tệ hơn là thiếu cả văn hóa sư phạm, như trong trường hợp của MST.

Do đó có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu nhìn sự việc này dưới mối quan hệ bên cung cấp và bên sử dụng sản phẩm - dịch vụ.

Ở đó, bên cung cấp không chỉ đơn giản là cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình một cách duy ý chí, "một chiều", mà trên hết, phải biết cách tiếp thu các ý kiến phản hồi. Nhằm liên tục cập nhật, đổi mới cách làm sao cho tốt hơn, làm hài lòng bên sử dụng hơn. Còn bên sử dụng, cũng không thể cậy vào việc "tôi bỏ tiền ra" rồi muốn nói gì, làm gì cũng được. Nếu không, bên nào cũng có quyền từ chối đối phương. Nói cách khác, "sân chơi" này là của chung, cả hai bên đều phải tự điều chỉnh mình sao cho mối quan hệ đi đến một kết cục tốt nhất.

Xem thêm: Sự Sụp Đổ Của Siêu Cường: Lời Cảnh Tỉnh Gửi Tới Trung Quốc, Hoa Bang Lang Nhac Che Go Po

Trở lại cô Kim Tuyến "cung cấp dịch vụ" với tư duy "Sân chơi của tao, luật của tao". Đúng là cô này có quyền đặt ra những kiểu quy tắc như không làm bài nộp 100.000 đồng, đến trễ nộp 100.000 đồng... nhưng điều đó không có nghĩa cô có quyền đặt "luật của tao" lên trên tất cả mọi thứ. Bởi "sân chơi" này sẽ chẳng bao giờ là của cá nhân cô, mà nó đã là một sân chơi không có ranh giới, sân chơi của xã hội công nghệ. Và thực tế, hành vi của cô đang bị chính cái "sân chơi" ấy điều chỉnh đấy thôi!

Ngược lại, chính các học viên trong trường hợp này cũng đã cư xử không chuẩn, nhất là khi đã có những thỏa thuận cam kết với phía bên kia. Nói một cách công bằng, các anh cũng là những người sử dụng dịch vụ tồi.

Trên một sân chơi đã mãi là của chung, có lẽ cái quan trọng nhất không hẳn là luật chơi, mà là văn hóa chơi.


*

Cộng đồng mạng bức xúc trước giáo viên tiếng Anh chửi té tát học viên

vanhoanghean.com - Cộng đồng mạng không khỏi sốc và bức xúc khi xem clip nữ giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội cãi nhau tay đôi và mắng chửi học viên với những ngôn từ thô thiển.