Ông bà thổ địa

     

Người dân phương Đông nói chung có tập tục thờ cúng Thần Thổ địa Còn gọi là Thổ Công, đặc biệt tại nơi ngôi nhà mình sinh sống. Tập tục này ban đầu bắt nguồn từ lòng kính ngưỡng Thần linh của con người, nhưng theo thời gian đã có những sự biến dị bởi sự thay đổi của tâm tưởng con người. Và ngày nay, chỉ thấy người ta cúng thờ Thổ địa ông, không có Thổ địa bà. Vì sao lại như vậy?


*
Nguyên lai ban đầu con người thờ cúng cả Thổ địa ông và Thổ địa bà. (Ảnh: Pinterest)

Trước kia, hễ nơi nào có người Hán là nơi đó có tập tục thờ cúng Thổ địa. Cho đến ngày nay, nhiều người Hoa hải ngoại có tập tục thờ cúng Thổ địa, như ở Đài Loan khắp nơi đều có miếu Thổ địa. Nhưng miếu Thổ địa thường sẽ không lớn, mà phần lớn các hộ gia đình ở Hồng Kông, Ma Cao đều sẽ đặt bàn thờ thổ địa trong nhà. Người làm kinh doanh càng không thể thiếu điều này.

Bạn đang xem: Ông bà thổ địa

Tuy nhiên, trước đây rất lâu miếu Thổ địa khá “nguy nga tráng lệ”, hơn nữa người dân không chỉ thờ cúng mỗi Thổ địa ông mà còn cùng lúc thờ cúng Thổ địa bà. Như vậy, bắt đầu từ khi nào mà mọi người không hề quan tâm đến Thổ địa bà nữa?

Sự tích thổ địa ông, thổ địa bà

Rất lâu trước đây, tại khu vực phía nam sông Mân Giang, Phúc Kiến, có một đôi vợ chồng nọ, người chồng là quan thuế vụ địa phương. Bởi vì đôi vợ chồng này thường lấy tiền của mình đóng thuế cho những người nghèo khó trong vùng, lại không cần hồi báo, cho nên được dân chúng vô cùng tôn kính. Sau khi vợ chồng này qua đời, người dân liền xây từ đường thờ cúng, để tưởng niệm công đức của họ, từ đó họ trở thành Thổ công ông và Thổ công bà.


Đôi vợ chồng này bất luận khi còn sống hay sau khi chết đi đều vẫn luôn giúp đỡ người khác. Tiếng lành lan xa, dần dần mọi người biết được Thổ công ông và Thổ công bà giúp cho cầu được ước thấy. Vì vậy, tín đồ từ các nơi mộ danh mà đến ngày càng nhiều, lời cầu nguyện gì cũng có.

Ban đầu mọi người đều cầu xin những điều giản dị kiểu như: “Con ngỗng nhà con bị lạc mất rồi, cầu Thổ công ông và Thổ công bà giúp con tìm được nó”.

Về sau, dần dần có người trở nên tham lam hơn, cầu Thổ công ông và Thổ công bà những thứ như may mắn, tiền của, phát tài …

Thổ công ông và Thổ công bà đã là thần rồi, đương nhiên biết rõ những thứ cầu xin này của con người là có liên quan đến mệnh của họ. Mệnh của họ mà có thì sẽ có, còn nếu trong mệnh của họ không có mà muốn cấp những thứ đó thì Thổ công ông và Thổ công bà chỉ có thể dùng phúc phận của mình đổi cho họ.


“Bà xem người này cầu phát tài là vì mang lại hạnh phúc cho người nhà, ông ấy tốt với người nhà như vậy, chúng ta đáp ứng ông ấy đi”, Thổ công ông nói.

Thổ công bà lại có cách nhìn khác: “Không được đâu, thứ nhất, ông lấy phúc phận của mình đổi cho người đó thì phúc phận của mình sẽ ít đi. Thứ hai, ông cho rằng giúp người đó, trên thực tế chỉ là khiến ông ta hình thành tâm lý không làm mà hưởng, gia tăng lòng tham của ông ta, ngược lại đã vô tình hại ông ta”.

“Được rồi, bà nói có đạo lý. Như vậy bà xem người này cầu cho cha mẹ sống lâu, có phải là rất có hiếu tâm hay không, giúp anh ta nha!”, Thổ công ông nói.

“Ài! Một người cầu hai người cầu, bản thân chúng ta cũng chỉ là tiểu thần thôi, liệu có bao nhiêu phúc phận có thể chia cho mọi người đây? Nếu như chúng ta thực hiện những chuyện này càng nhiều, liệu có thể là đang quấy nhiễu an bài của ông trời hay không?”, Thổ công bà vẫn không đồng ý với ý kiến của Thổ công ông.

Xem thêm: Nếu Chưa Biết Hoa Hậu Vũ Trần Triều Thu Vũ?


Cứ như vậy, Thổ công ông thấy ai cũng muốn giúp, nhưng Thổ công bà lại cho rằng không thể giúp như vậy. Cách nhìn mọi chuyện của Thổ công ông và Thổ công bà càng ngày càng không giống nhau. Dần dần mọi người cũng biết rõ việc này, có người liền nghĩ rằng, “Ta chỉ cầu Thổ địa ông, không cầu Thổ địa bà, nhưng có Thổ địa bà ngồi ở bên cạnh thật là phiền phức”.

Có người liền nghĩ đến một biện pháp, xây một ngôi miếu mới cho Thổ công ông và ngôi miếu này được xây vô cùng tráng lệ. Tuy nhiên, lần này mọi người lại chỉ mời Thổ công ông qua ngôi miếu mới này, còn Thổ công bà vẫn để ở lại ngôi miếu cũ, ép buộc Thổ địa ông và Thổ địa bà ở riêng.

*
Con người liền nghĩ đến một biện pháp, xây một ngôi miếu mới cho Thổ địa ông và ngôi miếu này được xây vô cùng tráng lệ.

Thổ địa bà nhìn thấy tâm địa của con người trở nên xấu xí như vậy nên cũng không muốn xen vào, liền vội rời đi không bao giờ cần sự thờ cúng hương khói của nhân gian nữa.

Còn Thổ địa ông bởi vì liên tục dùng phúc phận của mình để đáp ứng thỉnh cầu của con người, khiến phúc phận của ông càng ngày càng ít, năng lực giúp con người cũng càng ngày càng yếu. Mà con người lại càng ngày càng tệ, càng ngày càng tham lam, nhìn thấy Thổ địa ông không giúp được việc lớn, chỉ có thể giúp một số việc, liền xây miếu Thổ địa ông càng ngày càng nhỏ lại.


Kỳ thực, rất nhiều vị thần kiểu như Thổ địa ông và Thổ địa bà này trực tiếp ban phúc cho con người, đều là trung thần nghĩa sĩ trần gian. Họ là nững người có đức sau khi chết đi được trời trực tiếp bổ nhiệm làm Thần. Tuy nhiên đây chỉ là chức vụ có kỳ hạn, nên có việc ông địa chết hoặc chuyển sinh.

Người tích đức hành thiện được phong làm thổ địa

Vào nhà Chu, có một nô bộc tên là Trương Phúc Đức, là người vô cùng trung thành. Khi chủ nhân đi đến phương xa làm quan, lưu lại ấu nữ trong nhà. Trương Phúc Đức đưa tiểu thư đi tìm cha, không may gặp trời gió tuyết, ông đã không ngần ngại cởi áo che chở cho chủ nhân nên chết cóng trên đường. Lúc ông qua đời, trên trời xuất hiện 9 chữ “Nam Thiên môn đại tiên phúc đức chính thần”, chính là chỉ Thổ địa ông. Chu Vũ Vương cảm động nói: “Tấm lòng như vậy có thể xưng là đại phu (chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ)”. Vậy nên Thổ địa ông mới đội mũ Tể tướng.

(Chu Vũ Vương là vị Quân chủ sáng lập triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc).

Thổ địa ông đội mũ Tể tướng. (Ảnh: kknews)

Lại kể về “Vương Lục Lang”, là ma chết đuối trên sông trong sách Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Ông là người có trái tim rất nhân hậu, không đành lòng để một người phụ nữ ôm con nhỏ thế thân thay mình, khiến trời cao cảm động và bổ nhiệm ông làm Thổ địa ông tại trấn Chiêu Viễn Ổ, Sơn Đông.