Trà thảo mộc cung đình huế

     

Trà cung đình Huế có thành phần tự nhiên, chứa nhiều hoạt chất không chỉ là một thức uống giải khát mà còn là vị thuốc rất có lợi cho sức khoẻ.

Bạn đang xem: Trà thảo mộc cung đình huế

Các vị thảo dược kết hợp hài hoà với nhau theo công thức gia truyền tạo ra sản phẩm độc nhất vô nhị. Ngoài tác dụng giải nhiệt, trà cung đình còn có những công dụng vượt trội khác mà bạn có thể chưa biết, hãy cùng vanhoanghean.com tìm hiểu chi tiết tác dụng của 16 thành phần trà cung đình huế là gì mà lại tốt đến vậy nhé

16 THÀNH PHẦN TRONG TRÀ CUNG ĐÌNH HUẾ:

1.Cam Thảo Bắc

Cây cam thảo bắc hay còn gọi là cây cam thảo đã được sử dụng làm thuốc từ hàng trăm năm trước. Cây cam thảo bắc giúp chữa ho, chống viêm loét dạ dày, giúp nhanh chóng lành vết thương, thuốc bổ và được sử dụng như vị thuốc điều vị của nhiều bài thuốc.


*

Cam Thảo Bắc


Công dụng của CAM THẢO BẮC trong trà cung đình huế:

Giải cảm ho, mất tiếng, viêm họngRất tốt cho người bị viêm dạ dàyBổ tỳ vị, tiêu hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy.Giải độc tố, dùng trong trường hợp bị ngộ độcĐiều hòa các vị thuốc

2. Hoài Sơn

Hoài sơn hay còn gọi là củ mài là vị thuốc bổ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài tác dụng bồi bổ đây còn được coi là một trong những thảo dược quý cho bệnh nhân tiểu đường.

Hoài sơn còn có tên gọi là sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ (Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói..


*

Hoài Sơn (Củ Mài)


Công dụng của hoài sơn(củ mài)

Bồi bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóaBổ thậnBổ phổi, điều trị các chứng ho henSinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thểCố tinh, điều trị xuất tinh sớmĐiều trị bệnh tiểu đường

3. Kỷ Tử

Cẩu kỷ hay câu kỷ, kỷ tử, câu kỷ tử, thiên tinh, địa tiên, khước lão, khởi tử, rau khởi… là những tên gọi khác nhau của loại cây thuốc với nhiều công dụng quý giá này và không thể thiếu trong thành phần trà cung đình huế, Trong đó, tên gọi kỷ tử là phổ biến nhất. “Kỷ” nghĩa là cây kỷ (có 3 giống: kỷ liễu, kỷ bạch và cẩu kỷ, trong đó, chỉ có cẩu kỷ là cây thuốc). “Tử” nghĩa là hạt giống. “Kỷ tử” là hạt cây kỷ mà chúng ta thường dùng để chỉ quả kỷ tử (có hạt bên trong).


*

Kỷ Tử


Công dụng chính của quả kỷ tử:

Tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, giúp tinh thần tỉnh táoGiảm đau lưng, mỏi gốiKỷ tử giúp bổ phổi nên rất phù hợp với những người bị chứng khó thở hay mắc các bệnh về đường hô hấp.Kỷ tử giúp bổ thận và làm tăng lượng testosterone trong máu nên cũng làm tăng ham muốn ở cả nam và nữTăng khả năng miễn dịch của cơ thể

4. Thảo Quyết Minh

Thảo quyết minh còn gọi là hạt muồng muồng, đậu ma …. Là một loại thảo dược rất phổ biến ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Nam Á. Tác dụng nổi bật nhất của cây thuốc này là hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ và giúp nhuận tràng (Đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh).


*

Thảo quyết minh


Công dụng của Thảo Quyết Minh:

Điều trị các bệnh về mắt, mắt có màng, đau mắt (Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam)Điều trị táo bón, nhuận tràngđiều trị mất ngủĐiều trị hắc lào, bệnh chàm ở trẻ nhỏ

5. Hồng Táo

Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo. Trong Thần nông bản thảo kinh nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu


*

Hồng Táo


Công dụng của Hồng táo:

Trị chứng mất ngủ, vì cả thịt lẫn hạt táo đều chứa nhiều chất saponin. Đây là loại chất được đánh giá là có tác dụng kích thích giấc ngủ tự nhiên.Giảm chứng táo bón Hàm lượng chất xơ tốt cao trong táo tàu có thể giúp điều hòa cử động ruột và sự tiêu hóa. Một vốc táo tàu có thể giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả.Giúp tinh thần thoải mái, giảm lo lắng, căng thẳngChống oxy hóa hiệu quả, Ngừa ung thưHỗ trợ huyết áp, lưu thông máu, Làm đẹp da

6. Cúc Hoa:

Theo tài liệu cổ hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong thấp, thanh đầu, mục, giáng hoả, giải độc. Dùng chữa phong mà sinh hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, đinh nhọt.


Công dụng của Cúc Hoa:

Kháng khuẩnĐiều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral Medicine).Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

7. Khổ Qua

Khổ qua (tên khoa học: Momordica charantia, họ Bầu bí: Cucurbitaceae) (2) nghĩa là loại rau quả có vị đắng. Cây còn có các tên gọi khác như mướp đắng, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, lại bồ đào…


Tác dụng của khổ qua:

Tăng cường khả năng miễn dịchHỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2Cải thiện thị lựcHỗ trợ tiêu hóaNgăn ngừa các bệnh tim mạchThanh nhiệt, giải độcPhòng chống ung thư

8. Atiso

Hoa bụp giấm hay còn gọi là hoa atiso đỏ là một trong những vị thuốc nhập ngoại nhưng lại có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều nơi trồng loài cây này và các bạn cũng rất dễ dàng để tiếp cận loại dược liệu nhập ngoại quý giá này.Cây bụp giấm còn có tên gọi khác là đay Nhật, atiso đỏ. Giân gian gọi tên cây bụp giấm vì nó có hoa mà đỏ giống hoa dâm bụp, lại có vị chua như giấm nên được gọi tên: Cây bụp giấm là như vậy.


Công dụng của cây bụp giấm(Atiso)

Giảm cân, phòng và điều trị bệnh béo phìTăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh, àm giảm sự hấp thu bia rượu vào máuTăng cường chức năng gan, bảo vệ gan, hạ huyết áp, giảm cholesterolĐiều trị ho, viêm họng, lợi tiểu, lợi mậtTốt cho chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, điều trị táo bón, phòng ngừa trĩ

9. Vối Nụ:

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm, có dịch.

Xem thêm: Luật Tố Tụng Hành Chính 2016, Những Nội Dung Mới Của Luật Tố Tụng Hành Chính


Tác dụng của Vối Nụ:

Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị goutTác dụng Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đườngTác dụng của nụ vối giúp giảm mỡ máuHỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêuHỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầuViêm gan, vàng daHỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sốngHỗ trợ trị đau bụng đi ngoài, phân sống

10. Cỏ Ngọt

Cây cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cây cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt… Tác dụng nổi bật của loài cây này, được nhiều người biết tới đó là công dụng tạo vị ngọt tự nhiên, có độ đường thấp, là loại thảo dược tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.


Tác dụng của cây cỏ ngọt:

ổn định huyết áp, điều trị huyết áp caoổn định đường huyết, tốt cho người tiểu đườngTốt cho răng miệng, cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chấtkháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hòa với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngàyPhòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch,Giảm béo, hỗ trợ điều trị béo phìGiảm lipit máu, điều trị rối loạn mỡ máuNgăn ngừa các bệnh về răng, nướu lợi

11. Đại Táo

 Đại táo chính là vị thuốc Táo tàu là vị thuốc quý – thuốc bổ. Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do doanh vệ không điều hòa. Đại táo là cây ăn quả cũng là cây thuốc Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về ăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Thường chọn những quả mẫm, hạch nhỏ, vị ngọt, màu đỏ được coi là tốt.


Công Dụng của Đại táo: 

Chữa ho, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, Giúp cường lực, bổ trung, ích khí, trừ phiền muộnĐại táo có tác dụng an trung, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dượcĐiều hòa các loại thuốc, bổ huyết, an thần, kiện tỳ

12. Tim Sen 

Tim sen (có danh pháp khoa học là Embryo Nelumbinis) hay còn được biết tới với tên gọi khác là tâm sen hoặc liên tâm. Đây là phần mầm của cây nằm bên trong hạt sen. Nếu bạn nào chế biến hạt sẽ khi bổ đôi phần hạt sẽ xuất hiện một mầm cây nhỏ màu xanh, đó chính là tim sen.


Tác dụng của Tim Sen: 

Tim sen được cho là có khả năng làm mát, hạ nhiệt cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn. Sử dụng tim sen để chữa bệnh an thần, mất ngủDùng trị chứng thận hư, di tinhTrị chứng sốt cao mê man, chảy máu cam

13. Hồi Hoa: 

Hoa hồi (đại hồi) một vị thuốc cũng là 1 loại gia vị trong những món ăn ẩm thực của người Việt. Theo y học cổ truyền hoa hồi là một vị thuốc nam có công dụng kiện tỳ vị, mạnh gân xương, điều trị đau nhức xương khớp và một số chứng bệnh rất hay, đại hồi còn có tên gọi khác là hoa hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương (Loài hoa 8 cánh có mùi hương).


Công dụng của đại hồi(Hoa hồi)

Điều trị đau lưng do thận dương hưĐiều trị đầy hơi, chướng bụngĐiều trị chứng hôi miệngĐiều trị đau nhức xươngDùng làm gia vị, hương vị cho một số món ăn

14. Đẳng Sâm: 

Đảng sâm (thuộc họ hoa chuông) khác với nhân sâm (thuộc họ nhân sâm) nhưng công dụng bổ khí của hai loại này là như nhau và trong khá nhiều trường hợp, đảng sâm đã được dùng để thay thế nhân sâm.

Trong quyển từ điển Hán – Việt nổi tiếng của mình, Thiều Chửu đã đưa ra một nghĩa của chữ “sâm” như sau: “thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc, như nhân sâm, đảng sâm…”. Như thế, việc liệt kê đảng sâm và nhân sâm để ví dụ cho chữ “sâm” không nhằm đánh đồng hai loại này mà để nhấn mạnh sự quý giá và công dụng làm thuốc bổ giống nhau giữa chúng.


*

Đẳng sâm (thuộc họ hoa chuông) khác với nhân sâm (thuộc họ nhân sâm) nhưng công dụng bổ khí của hai loại này là như nhau và trong khá nhiều trường hợp, đảng sâm đã được dùng để thay thế nhân sâm.


Công dụng chính của đảng sâm:

Công năng chính của đảng sâm là bổ khí, tác động vào tỳ, phế, thận và tuyến thượng thận. Do đó, đảng sâm được dùng để hồi sức, làm thuốc bổ dạ dày, giúp ăn uống ngon miệng, cơ thể mát mẻ, da dẻ hồng hào, giảm mệt mỏi, uể oải…

15. Hoa Hòe:

Cây hoa hòe là một cây to cao 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 – 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong, giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa hoa vào các tháng 7, 8, 9 cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.


Công dụng của Hoa Hòe:

Nâng cao sức bền thành mạchTác dụng tốt cho người mắc huyết áp caoTác dụng cầm máuTác dụng kháng khuẩn và chống viêmTác dụng chống co thắt cơ trơn ở đường ruột

16. Hoa Nhài:

Cây hoa Nhài là cây có xuất xứ từ khu vực đông nam á, hoa nhài có tên gọi ở miền nam việt nam còn ở miền bắc là hoa lài. Tên khoa học là jasminum sambac ait, thuộc họ nhài Oleaceae

Cây hoa nhài thuộc dạng thân bụi, nhỏ, phân nhiêu nhánh cao 0,3 đến 1 mét. Cành non, nhỏ có lông mềm, lá có màu xanh, bóng và dày. Lá dài 3 – 7cm và rộng 2.2 – 3.5cm. lá đơn không xẻ thùy và có hình bầu dục hoặc trái xoan. Gân lá gồm những gân chính xếp so le và những gân phụ nối với gân chính


Tác dụng của Hoa Nhài:

Hương thơm của hoa nhài giúp giảm stress, lo âu…ngoài ra còn giảm đau đầu, căng cơ, giảm nhịp tim.Dự phòng nguy cơ bị cảm lạnh, cúmĐiều hòa sự lưu thông máu