Ăn nho nhiều có tốt không

     

Nho là loại quả nhiều người yêu thích bởi vị ngọt quyến rũ và dễ ăn. Trái nho chứa nhiều dinh dưỡng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh tật. Đặc biệt, trong làm đẹp giúp giảm cân, chống lão hóa và ngăn ngừa mụn.

Bạn đang xem: Ăn nho nhiều có tốt không

Quảng cáo

Nho là loại quả nhiều người yêu thích bởi vị ngọt quyến rũ và dễ ăn. Trái nho chứa nhiều dinh dưỡng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh tật. Đặc biệt, trong làm đẹp giúp giảm cân, chống lão hóa và ngăn ngừa mụn.

Hiểu hơn về công dụng của quả nho, cách ăn và những lưu ý sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa lợi ích của nó và hạn chế được các tác dụng phụ do dùng sai cách.

*


Tác dụng của quả nho

Tuy là loại quả nhỏ bé nhưng nho có tới hơn 23 lợi ích tuyệt vời không thể xem thường được. Bạn thích nhất công dụng nào trong số 23 công dụng dưới đây?

1, Phòng ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não

Quả nho có tác dụng ngăn ngừa hình thành huyết khối tốt hơn aspirin. Không những vậy, nho còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh, giảm sự gắn kết tiểu cầu, đem lại rất nhiều công dụng giúp ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

2, Giảm cân

Ăn nho không khiến tăng cân vì trong nho có chứa đường glucose – một loại đường lành mạnh. Chị em phụ nữ có thể sử dụng loại quả này hàng ngày.

Nho đen hay nho xanh cũng đều chứa rất nhiều vitamin, vừa giúp hỗ trợ giảm cân, lại vừa có công dụng hiệu quả trong bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3, Chống lão hóa

Việc tiêu thụ da nho và hạt nho rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh tim xơ vữa động mạch. Màu da nho càng đậm, thì càng chứa nhiều flavonoid, giúp bảo vệ tim tốt hơn.

Các flavonoid có chứa trong nho là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tác động tích cực lên quá trình chống lão hóa của cơ thể.

4, Điều trị mụn trứng cá

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Da liễu và Trị liệu, resveratrol đặc biệt hữu hiệu khi sử dụng với benzoyl peroxide trong điều trị mụn trứng cá và được xem như một phương pháp điều trị tại chỗ an toàn và rất hiệu quả. Đây là một trong những tác dụng của quả nho mang lại cho cơ thể mà ít người biết đến.

5, Tăng cảm giác ăn ngon

Nho khô là một loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho những người có thể chất yếu, giúp kích thích ăn ngon và có tác dụng làm giảm đau.

6, Khắc phục chứng khó tiêu

Các dưỡng chất trong nho đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chứng khó tiêu. Loại quả này còn giúp giảm nóng trong và có thể chữa chứng khó tiêu cũng như có tác dụng làm giảm sự kích ứng dạ dày.

Bên cạnh đó, nho cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác bởi trái cây này được coi là một thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa với đường ruột.

7, Tiêu đờm

Nho có thể giúp các tế bào phổi giải độc và có tác dụng long đờm, làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp và ngứa rát do hút thuốc gây nên. Do vậy, người hút thuốc lâu dài nên ăn nhiều nho hơn.

*

8, Chống virus

Các dưỡng chất có trong quả nho có tác dụng hỗ trợ phục hồi đối với những bệnh nhân bị xơ cứng động mạch và bệnh nhân viêm thận.

Nó có thể giúp bệnh nhân phẫu thuật ghép tạng nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm biến chứng. Uống nước ép nho trực tiếp cũng có tác dụng chống virus hiệu quả.

9, Chống viêm gan

Nho có chứa nhiều hoạt chất tự nhiên, glucose, cellulose và nhiều loại vitamin, nó rất hiệu quả trong việc bảo vệ lá gan, giảm thiểu nguy cơ cổ trướng và phù chi dưới.

Bên cạnh đó, các thành phần có trong nho cũng giúp cải thiện albumin huyết tương và làm giảm lượng transaminase, rất có lợi cho những người đang gặp các vấn đề về gan, thậm chí là cả viêm gan.

Trong trái cây này cũng chứa nhiều axit trái cây, giúp ích trong tiêu hóa, tăng sự thèm ăn và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ sau viêm gan.

Nho khô là nguồn bổ sung sắt quan trọng cho bệnh nhân viêm gan, chỉ với 100 đến 150g nho ngâm với nước uống cũng có thể mang lại những lợi ích nhất định trong điều trị bệnh viêm gan vàng da.

10, Tạo hưng phấn cho não bộ

Glucose, axit hữu cơ, axit amin và vitamin trong nho có tác dụng kích thích lên các dây thần kinh của não.

Bởi vậy, sử dụng loại quả này thường xuyên cũng có lợi cho những người bị suy nhược thần kinh và mệt mỏi quá mức do áp lực hay stress gây ra.

11, Cải thiện trí nhớ và sự tập trung

Theo các nghiên cứu, resveratrol giúp cải thiện việc học, trí nhớ và tâm trạng với những người ăn nho trong vòng 4 tuần.

12, Giảm các triệu chứng dị ứng

Nho mang trong mình quercetin có tác dụng chống viêm, vậy nên người ta cho rằng tiêu thụ nho có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng, bao gồm sổ mũi, chảy nước mắt và nổi mề đay do thức ăn, thay đổi thời tiết hay do côn trùng gây nên.

13, Tốt cho xương

Nho cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương , bao gồm canxi, magiê , kali, phốt pho, mangan và vitamin K.

14, Các thành phần chống ung thư

Nho được chứng minh là có chứa các thành phần chống ung thư, do tác dụng chống viêm của resveratrol, đặc biệt là với ung thư đại trực tràng và ung thư vú.

Pro-anthocyanidin và Anthocyanin trong nho có tác dụng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây ung thư.

Không chỉ ngăn ngừa căn bênh này, nho còn có tác dụng làm ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.

15, Hệ miễn dịch

Quả nho không chỉ chứa nhiều flavonoid và các chất khoáng mà còn chứa rất nhiều vitamin. Đây là loại trái cây có chứa một lượng lớn vitamin C, K, và A, giúp tăng cường sức khỏe của nhiều các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ ít bị ốm hay cảm lạnh cũng như ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hơn.

16, Long đờm

Nho có tác dụng giúp long đờm giải độc cho các tế bào trong phổi, có thể làm giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp.

17, Chống mệt mỏi

Ăn nho có thể giúp duy trì sự cân bằng sắt và các chất khoáng trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu. Sắt là một chất khoáng rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Tình trạng thiếu sắt sẽ khiến cơ thể bạn trở nên chậm chạp lờ đờ, tâm trí bạn cũng hoạt động kém hiệu quả.

Xem thêm: Đăng Ký Sim Trả Trước Viettel 1 Tháng Thuê Bao Trả Trước 2021

Tuy nhiên, chỉ có những loại nho sáng màu mới có chứa nhiều sắt, còn nho tối màu không những không cung cấp đủ lượng sắt mà thậm chí còn có thể làm giảm lượng sắt của bạn. Sử dụng nước ép nho có thể cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể và gần như có tác dụng ngay lập tức.

18, Thoái hóa điểm vàng

Loại quả này có thể ngăn chặn việc suy giảm thị lực do lão hóa và thoái hóa điểm vàng gây nên. Theo nghiên cứu tiến hành tại Đại học Miami, khẩu phần ăn nhiều nho có thể hỗ trợ sức khỏe của đôi mắt và làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đe dọa đến thị lực liên quan đến võng mạc.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 3 khẩu phần nho một ngày có thể làm giảm đến 36% nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Cả nho và rượu vang (làm từ nho) đều có thể giúp làm giảm tình trạng suy giảm thị lực theo thời gian.

*

19, Giảm cholesterol, mỡ máu, tiểu đường

Pterostilbene là một thành phần có chứa trong quả nho chín, có công dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đây cũng là một chất chống oxy hóa và có liên quan trực tiếp đến resveratrol, khiến cho quả nho có màu đỏ tím. Đây là hai chất giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng rất lớn lên việc giảm cholesterol máu.

Saponin có trong vỏ nho có thể liên kết với các cholesterol và làm giảm sự hấp thu chất này vào cơ thể, ngăn ngừa các căn bệnh quan đến cholesterol trong máu gây nên.

Trái cây này cũng được cho là có khả năng phòng ngừa các chứng liên quan đến suy giảm nhận thức.

Không những vậy, resveratrol trong nho đã được chứng minh có tác dụng ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin, giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể và do đó làm giảm lượng đường trong máu. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

20, Sỏi thận

Nho có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu và giúp loại bỏ axit này ra khỏi hệ tiết niệu, giảm áp lực lên thận, tăng hiệu quả bài tiết nước tiểu và giúp thải độc ra khỏi cơ thể.

21, Chống táo bón

Trong phòng chống chứng táo bón, nho được xem là một thực phẩm vô cùng hiệu quả nhờ chứa trong mình các loại axit hữu cơ, đường và cellulose.

Nho giúp giảm táo bón bằng cách tăng cường sự co bóp các cơ ở dạ dày và ruột non.

Trái cây này cũng chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan, lượng lớn chất xơ này sẽ giúp ích trong thúc đẩy sự hình thành và bài tiết phân, do vậy, nho có thể khiến bạn đi đại tiện thường xuyên hơn. Cũng chính do vậy, bạn không nên ăn nho nếu đang bạn bị tiêu chảy hoặc phân lỏng.

22, Hạn chế đau nửa đầu

Bạn nên uống nước nho vào buổi sáng sớm và không nên pha loãng. Việc sử dụng thức uống này chính là một phương pháp chữa đau nửa đầu rất hiệu quả tại nhà.

Tuy nhiên, ta cần chú ý rằng, uống rượu vang đỏ được coi là một trong số các nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu, trong khi nước nho và chiết xuất từ hạt nho lại được coi là biện pháp giải quyết triệu chứng này.

Việc chỉ ra chính xác nguyên nhân đau nửa đầu của bạn là rất khó. Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, bao gồm việc mất cân bằng các chất hóa học trong cơ thể, thiếu ngủ, thay đổi thời tiết hoặc thiếu hụt dinh dưỡng gây nên.

23, Toàn bộ quả nho là kho báu

Tất cả các bộ phận của quả nho đều có rất nhiều công dụng. Cách tốt nhất để ăn là rửa sạch vỏ, ăn toàn bộ quả nho. Nếu bạn bóc vỏ và nhổ hạt, dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Nho có màu sắc khác nhau sẽ có những công dụng và dem lại nguồn dinh dưỡng khác nhau.

Ăn nho cả vỏ có tốt không

Vỏ nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, chống oxy hóa,… cho nên ta hoàn toàn có thể ăn được cả vỏ nho.

*

Tuy nhiên, trước khia ăn phải rửa thật sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lượng hóa chất còn tồn đọng. Bên cạnh đó, ta cũng cần chọn mua loại nho sạch, tại các siêu thị uy tín, không chứa chất bảo quản.

Ăn nho có nên ăn cả hạt

Ở Tây Ban Nha hay ở Ý, người ta thường sử dụng hạt nho để làm thực phẩm bởi loại hạt này rất giàu dinh dưỡng. Vậy nên, ăn hạt nho không những không có hại mà còn tốt cho sức khỏe của bạn.

Uống 25 đế 150mg dung dịch được chất chiết xuất từ hạt nho 3 lần/ngày giúp sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa lão hóa – theo Trung tâm Y tế – Đại học Maryland, Mỹ.

Ăn nho có nổi mụn không

Nho có vị ngọt, tính mát và chứa trong mình nhiều chất chống oxy hóa nên không thể gây mụn nhọt. Chúng ta không nên lo lắng ăn nho sẽ bị mọc mụn mà bỏ qua loại quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe này.

Ho có nên ăn nho không

Ăn nho giúp thải độc, thanh nhiệt và sát trùng rất tốt. Do vậy khi bị ho, đây chính là loại trái cây bạn nên sử dụng.

Nho mang trong mình rất nhiều vitamin B1, B2, B6 cùng các loại chất béo bão hòa tốt cho tim mạch và sức khỏe người sử dụng. Việc ăn nho thường xuyên giúp nâng cao sức bền của cơ thể, bồi bổ thần kinh và điều hòa máu huyết rất tốt.

Những người không nên ăn nho

Dưới đây là những người nên cẩn trọng khi ăn nho bởi những tác dụng phụ của nho mang lại:

*

Người bị bệnh đường ruột

Thành phần trong nho có rất nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, việc nạp vào cơ thể quá nhiều hay quá ít chất sơ vào cơ thể cũng sẽ dẫn đến sự mất cân bằng gây nên khó tiêu, táo bón hoặc ngược lại cũng có thể gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.

Người béo phì

Nho không chứa nhiều calo, tuy nhiên trong 30 quả nho chứa đến khoảng 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn.

Vì vậy, khi ăn nho bạn cần định trước suất ăn của mình để kiểm soát lượng calo thêm vào này, tránh việc khiến bạn tăng cân.

Người bị viêm loét dạ dày

Trong 125ml (½ cốc) nước ép nho chứa tới 23 đến 66mg vitamin C, điều này sẽ không tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày. Bởi vậy, những người mắc bệnh này cần hạn chế hoặc không nên sử dụng loại quả này.

Người bị tiểu đường

Ăn nho sẽ khiến lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Vậy nên, nếu là bệnh nhân tiểu đường thì bạn nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.

Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp

Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc, ngoài ra các thuốc ức chế men (Benzapril, captopril) giúp chữa trị tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp cần hạn chế hoặc không nên sử dụng loại quả này.

Bên cạnh đó, những người đang gặp phải các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… cũng không nên dùng loại trái cây này.

Quả nho kỵ với gì

Ta không nên sử dụng chung nho cùng các thực phẩm khác như: sữa, sữa chua, hải sản củ cải trắng, cá, bia, nước khoáng, dưa …. vì chúng sẽ dễ gây đau bụng và một số tác dụng phụ khác.