Vợ cũ đi lấy chồng

     

Chúng tôi đã ly dị, vợ tôi được quyền nuôi con. Nay vợ tôi đi lấy chồng khác, con tôi ở với bà ngoại. Tôi có quyền được nuôi con không?

Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Bạn đang xem: Vợ cũ đi lấy chồng

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Người vợ và chồng cũ cùng thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, phù hợp với lợi ích của con, thống nhất để chồng cũ là người trực tiếp nuôi con sau khi người vợ tái hôn, xây dựng cuộc sống gia đình mới thay vì để ông bà nuôi.

Xem thêm: Các Cách Chống Say Xe - 16 Cách Đơn Giản Giúp Trị Say Xe Nặng Hiệu Quả

Người vợ và chồng cũ không thỏa thuận được nhưng người vợ đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì chồng cũ có quyền yêu cầu tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Khi người vợ tái hôn với người khác, có cuộc sống riêng, có gia đình mới, người vợ lại muốn để lại con gái cho ông bà ngoại nuôi. Có thể thấy, trong trường hợp khi người vợ tái hôn, thì người vợ sẽ không trực tiếp thực hiện việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con, quyền lợi của con cũng vì thế mà không đảm bảo. Bởi việc ông, bà trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc không thể thay thế được vai trò của người cha, người mẹ. Bởi lẽ, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ, thì ngoài tiền bạc và vật chất, đứa trẻ cần có sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục từ người trực tiếp nuôi dưỡng, cần tình yêu thương của người cha, người mẹ. Hơn nữa, ông bà ngoại có thể già yếu, không đủ điều kiện và khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng cháu như khi cháu ở với cha, với mẹ. Do vậy, việc bạn tái hôn, để con lại cho ông bà ngoại nuôi có thể không đảm bảo được điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, và vì vậy, việc chồng cũ khởi kiện yêu cầu để thay đổi người trực tiếp nuôi con là hoàn toàn có cơ sở.

Trong trường hợp này, để tránh được việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn từ người vợ sang người chồng cũ thì người vợ chỉ có thể lựa chọn tiếp tục trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con, chung sống với con dù đã tái hôn với người khác hoặc có sự thỏa thuận với người chồng cũ về việc để con cho ông bà ngoại nuôi.

Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

– Đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (gửi đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn cư trú)

– Quyết định, bản án ly hôn (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc chứng thực)

– Giấy khai sinh của con (bản sao có công chứng hoặc chứng thực)

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con của người khởi kiện.